Nệm là vật dụng quen thuộc với con người. Ngoài việc lựa chọn một chiếc nệm phù hợp với điều kiện cá nhân, bạn cũng cần chú ý đến các phương pháp vệ sinh và cách xử lý nệm bị mốc, vì đây là cách để bạn tự bảo vệ sức khỏe của chính bạn sau quá trình sử dụng nệm lâu dài.
Vì sao nệm bị mốc
Trước khi tìm hiểu những cách xử lý nệm bị mốc, chúng ta cùng tìm hiểu những nguyên nhân làm cho tình trạng nệm bị mốc này xuất hiện nhé.
Những nguyên nhân làm cho nệm bị mốc phổ biến thường gặp:
- Sự tiếp xúc bề mặt của tóc, mồ hôi, tế bào chết từ cơ thể con người lâu ngày
- Nước tiểu, lông thú cưng như chó, mèo vương xuống nệm
- Trẻ em ói, nôn, tè dầm lên nệm
- Làm đổ các loại thức uống như cà phê, nước tăng lực lên nệm
- Môi trường ẩm ướt thời gian dài quanh năm, thiếu ánh sáng mặt trời soi rọi
Hiểu đơn giản sau một khoản thời gian dài sử dụng nệm, nếu như bạn không đảm bảo giữ được vệ sinh nệm, không thường xuyên đem nệm phơi nắng thì đây có thể là nguyên nhân chính dẫn tới các trường hợp nệm mốc. Nếu để nệm mốc kéo dài dễ kéo theo các bệnh về da và hô hấp.
Vì sao nệm bị mốc
Cách làm sạch đệm bông ép bị mốc
Những cách xử lý nệm bị mốc luôn luôn được nhiều người quan tâm, đặc biệt là đối với nệm bông ép, một loại sản phẩm nệm vô cùng quen thuộc với người tiêu dùng:
- Sử dụng giấm ăn pha loãng với nước giặt đổ trực tiếp lên vết mốc để làm trắng nệm, khử mùi. Đây là cách làm vô cùng hiệu quả, mặt khác giấm ăn rất dễ bay hơi nên bạn không cần lo sẽ bị bám lên nệm của bạn nhé.
- Dùng amoniac kết hợp với thuốc tím chà lau vào khu vực bị mốc xong rồi rửa lại bằng nước, những vệt mốc sẽ không cánh mà bay khỏi chiếc nệm xinh xắn của bạn đấy
- Với những khu vực bị mốc nhỏ, bạn cũng đừng xem thường, lấy chanh vắt vào những khu vực đó xong rồi đem đi phơi nắng, những chỗ đó sẽ trắng sáng trở lại
- Dùng cồn mua được ở các hiệu thuốc, kết hợp với một chiếc bàn chải là có thể tẩy sạch các vết mốc rồi đấy.
Cách làm sạch đệm bông ép bị mốc
Cách xử lý nệm cao su bị mốc
Nệm cao su cũng là loại nệm vô cùng phổ biến không hề kém cạnh nệm bông ép, vậy cách xử lý nệm bị mốc cho loại nệm cao su này là như thế nào ? có khác biệt gì so với nệm bông ép không. Những cách xử lý nệm cao su bị mốc mà bạn nên biết:
- Sử dụng thuốc muối, cách làm khá đơn giản chỉ cần rắc thuốc muối lên bề mặt nệm xong sau đó chờ vài phút để muối hút hết ẩm trên bề mặt nệm rồi hút hết thuốc muối bằng máy hút bụi là xong
- Pha loãng cồn đổ vào vị trí có mốc, xong rồi lấy khăn vệ sinh lại chỗ đó là được, nên sử dụng cồn loãng có nồng độ thấp để không gây hư hỏng nệm
- Pha loãng hỗn hợp nước rửa chén cùng với giấm ăn, phun lên bề mặt mốc rồi đợi tầm 30 phút cho dung dịch thấm sâu vào vết bẩn xong lau khô qua. Như thế nệm sẽ không bị ảnh hưởng gì cả.
- Sử dụng phấn rôm để làm sạch nệm cũng không phải là lựa chọn tồi. Rải đều phấn rôm lên bề mặt nệm, chờ 30 phút xong lau sạch lại nệm với máy hút bụi. Phương pháp này áp dụng với các trường hợp mốc ẩm rất tốt.
Cách xử lý nệm cao su bị mốc
Những cách giữ nệm không bị ẩm mốc
Ngoài những cách xử lý nệm bị mốc thông thường, chúng ta cũng nên có những phương pháp bảo quản, gìn giữ cho nệm luôn được sạch đẹp.
- Nên lên lịch vệ sinh nệm đều đặn, thường xuyên và chủ động
- Nên hút bụi trên nệm, đem nệm đi phơi nắng, ánh nắng mặt trời sẽ tiêu diệt nấm mốc rất hiệu quả.
- Nên thay đồ chăn ga gối nệm định kì, thường thì khoảng 1 tháng 1 lần là được
- Tránh đặt nệm vào các môi trường ẩm mốc, luôn luôn giữ nệm ở những nơi khô thoáng để không làm các vết mốc xuất hiện trên nệm. Nếu như nệm có bị dính chất lỏng nên vệ sinh nệm sớm bằng khăn và sấy khô.
- Đặt nệm tại các vị trí có bề mặt phẳng, không cho trẻ em dẫm hay nhảy lên bề mặt. Nên xoay đầu nệm để nằm nhằm tác động lực đầy đủ lên nệm.
- Vệ sinh nệm đúng cách.
Những cách giữ nệm không bị ẩm mốc